21 câu hỏi thường gặp về thiền định
1. Thiền định là gì?
Thiền định là phó thác.
Nó không phải là suy nghĩ mà là phương tiện để kết nối chúng ta trở về với chính mình và còn hơn thế nữa.
Thiền định nuôi dưỡng tâm hồn phát triển và là chìa khóa của sự tiến triển đi lên.
Nói một cách đơn giản, thiền định kết nối chúng ta với nguồn năng lượng của vũ trụ.
2. Thiền bắt nguồn từ đâu?
Xét về gốc rễ, thiền định đã có từ thời cổ đại xa xưa.
Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng con người thời kỳ nguyên thủy thậm chí đã có thể khám phá ra trạng thái nhận thức và thiền định trong lúc tập trung nhìn vào ngọn lửa trại.
Những kỹ thuật thiền định còn được tìm thấy trong các cuốn kinh thánh Ấn Độ đến 5000 năm tuổi.
Trong hàng ngàn năm qua, thiền định cũng đã phát triển thành nhiều hình thức và các dạng bài tập có quy củ rộng khắp châu Á, lục địa khởi nguồn của thiền.
Chỉ cho tới những năm 1960, 1970 thiền định mới trở nên phổ biến ở phương Tây. Từ thời điểm đó trở đi, có rất nhiều biến thể của thiền định đã được truyền bá khắp thế giới.
3. Lợi ích của thiền đối với cuộc sống của tôi là gì?
Lợi ích đạt được thông qua thiền định là việc từ bỏ một cách lành mạnh những áp lực trong cuộc sống hay niềm tin vào những tác động hình thành nên sự tồn tại của bạn mỗi ngày.
Cuộc sống có thể có quá nhiều thử thách nhưng quan trọng là bạn có được cách thức và giải pháp để vượt qua những thử thách đó hay không. Bạn dễ bị vướng vào những căng thẳng hay phản ứng về những áp lực trong công việc và cuộc sống gia đình.
Thậm chí tệ hơn nữa là bạn không còn hướng về những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Thiền định sẽ giúp bạn đi vào trạng thái chứng kiến đồng thời nhìn nhận sự việc một cách rõ ràng từ góc nhìn khách quan không dính chấp.
4. Thiền định khác như thế nào so với nghỉ ngơi, suy nghĩ, tập trung hay tự thôi miên?
Thiền Sahaja Yoga thực chất khác với các kỹ thuật nêu trên bởi vì nó không chỉ giúp ta thư giãn, không chỉ giúp ta bình yên, yêu đời và lạc quan mà còn chuyển hóa thay đổi con người một cách từ từ và sâu sắc thành những cá thể đẹp đẽ và hạnh phúc.
Sự thay đổi này diễn ra một cách tự nhiên mà không hề gắng gượng hay nỗ lực suy nghĩ, tập trung gì.
5. Thời điểm nào thiền định là tốt nhất?
Vào bình minh, sáng sớm thường là thời điểm lý tưởng để thiền. Lúc đó chúng ta có thể cảm nhận được sự tĩnh lặng bên trong hòa làm một với sự tĩnh lặng của thiên nhiên.
Nó đặc biệt có tác dụng nếu bạn nghỉ ngơi sau một giấc ngủ ngon và lành mạnh.
Buổi tối cũng là thời điểm trong ngày mà bạn có thể dễ dàng thiền định.
Vào buổi sáng, bạn cần bắt đầu lịch trình của một ngày trong sự thoải mái trong khi buổi tối bạn lại cần nghỉ ngơi sau một ngày làm việc bộn bề.
Thời điểm tốt nhất để thiền phụ thuộc vào lối sống, công việc mỗi ngày.
6. Tôi nên mở mắt hay nhắm mắt trong lúc thiền?
Về cơ bản, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và tiện hơn khi nhắm mắt thiền vì lúc này việc soi xét bên trong nội tâm của mình sẽ tường tận hơn.
Tuy nhiên, trong trường hợp bạn cảm thấy không ổn như cơ thể rung lắc hay nhìn thấy màu sắc thì tốt hơn hết là bạn nên mở mắt ra.
Những hiện tượng này cho thấy bạn đang quá lệch về kênh phải hoặc trái mà không cân bằng về kênh giữa. Thiền chỉ chất lượng khi bạn cân bằng ở kênh chính giữa.
7. Thiền bao lâu thì được?
Dành ra thời gian thiền để bản thân có thể tập trung và tìm được sự tĩnh lặng đặc biệt bên trong là rất tốt.
Nhìn chung tốt nhất là không ít hơn 15 phút.
Thường trong suốt thời gian thiền thì không phải lúc nào chúng ta cũng có chất lượng thiền như nhau, đặc biệt là khi bạn chưa thử thiền định trước đó bao giờ.
Vì vậy, thiền trong 15 phút là được. Để có thể đạt được trạng thái thiền định thật sự, bạn nên tha thứ cho những suy nghĩ chợt đến làm nhiễu trong lúc thiền.
Từ từ trải nghiệm thiền định sẽ giúp bạn tận hưởng và thoải mái dần.
8. Tôi nên thiền ở đâu?
Khi bạn tô điểm cho một không gian trở nên đẹp đẽ với những tác phẩm nghệ thuật thì bản thân bạn cũng sẽ cảm thấy tuyệt vời mỗi lần bước vào không gian ấy.
Tương tự như vậy, khi bạn có một nơi thường xuyên dành cho thiền định hằng ngày thì bạn đã tạo nên một không gian hữu hiệu giúp bạn dễ đi vào trạng thái thiền định.
Thật ra không có bất kỳ một quy định khắt khe nào về nơi để thiền, chỉ cần bạn dành một khu vực riêng chuyên để thiền ở trong nhà là lý tưởng rồi.
Cũng giống như vậy, việc tham gia thiền nhóm tại một trung tâm Sahaja Yoga cố định sẽ tăng cường thêm trạng thái tĩnh lặng trong bạn.
Khi bạn đã tiến triển trong thiền định, bạn sẽ nhận ra rằng lúc nào bạn cũng bình an dù cho bạn có ở bất kỳ nơi đâu.
9. Tôi có cần ngồi vắt chéo chân không?
Ngồi vắt chéo chân trên sàn khi thiền khá ổn nhưng đây không phải là cách duy nhất để ngồi thiền.
Bạn không cần phải ngồi vắt chân.
Bạn ngồi trên ghế cũng được.
Quan trọng là bạn có cảm thấy thoải mái khi ngồi hay không.
Nếu không bạn sẽ rất dễ bị mất tập trung và không thể đi vào trạng thái thiền. Khi bạn ngồi thì mục tiêu quan trọng nhất là ngồi sao cho cột sốt của mình thật thẳng nhé!
10. Có thể tập thiền mà không cần giáo viên được không?
Đối với thiền Sahaja Yoga, bạn là người thầy của chính mình.
Thiền mở ra nguồn kiến thức vốn đã có sẵn trong mỗi chúng ta.
Bạn sẽ tự biết cái gì đúng và cái gì là sai. Bạn sẽ tự cảm nhận được những kỹ thuật nào nên thử và kỹ thuật nào nên tránh.
Nhưng đồng thời bạn cũng nhận được những lợi ích tuyệt diệu từ những trải nghiệm của người khác.
Thông qua việc thiền tập thể và giao lưu với những người tập luyện Sahaja Yoga, sự tiến triển của bạn còn được gia tăng gấp mười phần.
Chúng ta phát triển thông qua tập thể, sự khiêm tốn và phó thác.
Nếu bạn có mong muốn tham gia lớp thiền Sahaja Yoga, hãy tìm lớp thiền gần nhất ở đây nhé.
Đăng ký lớp học miễn phí ngay hôm nay
11. Tôi có nên bật nhạc trong lúc thiền?
Những điều phân tâm trong cuộc sống tích tụ mỗi ngày khiến cho sự chú tâm của chúng ta trở nên cực kỳ khó khăn.
Và âm nhạc là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho thiền định.
Trong lúc thưởng thức những giai điệu dịu dàng, chúng ta tiếp nhận những thay đổi tích cực trong sự chú tâm của chúng ta.
Sự chú tâm đó bấy lâu nay chỉ trọng vào lo lắng và phiền hà thì bây giờ lại trở nên tinh tế hơn và ổn định hơn.
Thiền định vì thế mà trở nên tự nhiên mà không phải nỗ lực. Thêm vào đó, những điệu nhạc raga và những nốt nhạc trong âm nhạc Ấn độ cổ điển được sáng tác nên để đánh thức hệ thống năng lượng vi tế bên trong chúng ta.
Chỉ cần lắng nghe, bạn có thể cảm nhận được những rung động đang tuôn chảy mà ta không cần phải cố gắng làm bất kỳ điều gì để đi vào trạng thái tĩnh lặng sâu bên trong.
12. Mantra là gì? Tôi có cần nó không?
“Mantra” bắt nguồn từ từ gốc là “man” có nghĩa là suy xét hay thiền định.
Mantra là lời chú nguyện được đọc ra trong lúc thiền.
Đây là những thanh âm đặc biệt của những rung động, nó có tác động trực tiếp vào nội tâm bên trong.
Khi một người đã đạt được sự tự nhận thức thì anh ta hoặc cô ta sử dụng mantra trong lúc thiền với mục đích cụ thể cho nguồn năng lượng bên trong của mình.
Lúc thiền, nếu có vấn đề hay tắc nghẽn nào phát sinh trong hệ thống vi tế (cơ thể bên trong) thì mantra có thể được sử dụng để làm sạch các vấn đề đó.
Việc này cũng giúp người thiền đạt được trạng thái tỉnh thức không suy nghĩ. Ở trạng thái này, phẩm chất tâm hồn của con người sẽ được bộc lộ một cách tự nhiên.
13. Tôi có thể học thiền thông qua sách hay DVD được không?
Có thể học thiền thông qua sách hoặc DVD nhưng bạn nên biết rằng sách hay DVD chỉ có thể hướng dẫn cho bạn phần nào.
Nếu bạn muốn phát triển sâu hơn trong thiền định, bạn nên trải nghiệm nhiều hơn thông qua việc tham gia lớp học Sahaja Yoga.
Lợi thế của việc tham gia lớp học là bạn sẽ được hướng dẫn một cách cụ thể thông qua các trải nghiệm thực tế cũng như được giải đáp kịp thời các thắc mắc cá nhân.
14. Để bắt đầu, tôi cần chuẩn bị gì?
Để bắt đầu với Sahaja Yoga, bạn cần tìm một nơi tĩnh lặng để thiền.
Bạn chuẩn bị một cái bàn nhỏ để đặt nến và ảnh của Shri Mataji. Các vật dụng này sẽ được sử dụng để giúp bạn thiền tốt hơn.
Nến khi đốt lên là lửa có thể giúp bạn loại bỏ các vấn đề.
Ảnh của Shri Mataji cũng rất cần thiết vì nó tỏa ra những rung động kích hoạt Kundalini vì vậy mà bạn nhập thiền dễ dàng hơn.
Nếu bạn ngồi trên mặt đất thì có thể chuẩn bị thêm một cái thảm để ngồi.
Còn bạn ngồi trên ghế thì hãy đảm bảo là mình ngồi cảm thấy thoái mái là được.
Chủ yếu là bạn chọn được nơi có thể khiến bạn cảm thấy có thể thư giãn và thiền một cách tĩnh lặng.
15. Điều gì sẽ xảy ra khi tôi thiền?
Khi thiền, điều chủ yếu xảy ra là bạn sẽ cảm thấy làn gió mát trên đỉnh đầu của mình (nơi đỉnh đầu còn có tên gọi là Sahasrara) hoặc ở trong lòng bàn tay.
Một số khác thì cảm thấy nóng.
Điều tuyệt diệu nhất của thiền là đưa bạn vào trạng thái không suy nghĩ, sự bình yên mà không vướng nghĩ suy.
Ở trạng thái này, bạn tận hưởng hiện tại và cũng thông qua thiền định mỗi ngày, những lo âu về quá khứ hay tương lai của bạn cũng giảm dần.
Bạn làm việc hiệu quả hơn, nhanh nhạy hơn và khỏe mạnh hơn. 3 kênh năng lượng và 7 luân xa cũng được làm sạch và mạnh mẽ hơn nhờ thiền định hàng ngày.
16. Tôi có phải làm cho tâm trí tôi trống rỗng hay không?
Đây có lẽ là cản trở lớn nhất trong tâm trí con người khi luôn muốn ép mình dừng suy nghĩ.
Để làm cho tâm trí rỗng thì hãy nhủ cho những suy nghĩ đi đi, từ đó não không còn phiền hà.
Bạn chỉ cần tha thứ cho những suy nghĩ đang làm phiền mình và để chúng sang bên, giải quyết sau.
Tỉnh thức không suy nghĩ là trạng thái mục tiêu mà thiền định mang lại. Để dập tắt đi những suy nghĩ bạn cần phó thác và nhủ rằng “Con không làm điều này.”
17. Tôi cần tập trung không?
Bạn không cần tập trung trong lúc thiền, bạn chỉ cần làm sự chú tâm của mình trở nên thuần khiết.
Nếu bạn gặp phải khó khăn trong việc đặt sự chú tâm của mình vào những điều thuần khiết chẳng hạn như mong muốn kết nối với năng lượng thiên nhiên, thì có thể sử dụng một số kỹ thuật để làm chậm lại suy nghĩ.
Tập tha thứ là cách để làm sạch chú tâm của mình. Một cách khác nữa là hãy đặt nhẹ sự chú tâm ở trên đỉnh đầu, nơi được gọi là Sahasrara.
Khi bạn thấy tâm trí mình xuất hiện trong lúc thiền, chỉ đơn giản là kéo sự chú tâm của mình hướng về Sahasrara và nhủ thầm trong tâm mình rằng: “con xin tha thứ cho mọi người và con xin tha thứ cho bản thân con.”
18. Có bất kỳ khó khăn nào trong thiền định không?
Trở ngại chung thường gặp đó là làm sao để đạt được trạng thái thiền định, làm sao để thoát ra những suy nghĩ gây nhiễu.
Một số kỹ thuật hỗ trợ đó là tha thứ cho mọi người và bản thân; quan sát những suy nghĩ nhưng không cuốn theo chúng.
Một cách khác cũng khá hữu hiệu đó là nghe nhạc thiền (ragas Ấn Độ cổ điển). Khi bạn nghe nhạc, việc lắng nghe không đến từ tai mà đến từ luân xa Sahasrara.
Kỷ luật bản thân cũng giúp việc thiền dễ dàng hơn. Thiền định đều đặn 2 lần trong 1 ngày sẽ khiến việc thiền trở nên dễ dàng hơn mỗi ngày.
19. Trẻ em có thiền được không?
Có, trẻ em thiền đều được.
Thực tế, các con là đối tượng dễ thiền nhất bởi vì chúng không có nhiều vấn đề hay thói đặt điều kiện như người lớn.
Vì vậy, trẻ em có thể đi vào trạng thái thiền định nhanh và dễ dàng hơn mà không bị bất kỳ điều gì cản trở.
20. Tôi có cần thay đổi lối sống không?
Bạn không cần thiết phải thay đổi lối sống khi tập thiền Sahaja Yoga trừ khi nó đến một cách tự nhiên không gượng ép.
Lối sống tự nó sẽ thích nghi theo những nhu cầu thực tế đối với cơ thể và nội tâm của bạn, từ đó làm cho cuộc sống của bạn trở nên thoải mái và dễ dàng hơn.
Theo thời gian bạn sẽ nhận ra rằng những điều không cần thiết sẽ dần trôi đi.
21. Làm thế nào để tôi học cách thiền?
Cách tốt nhất để học thiền đó là hãy thiền.
Bạn có thể hiểu là nó chỉ xảy ra khi bạn thực hành – học đi đôi với hành.
Giống như việc học đi vậy, ban đầu là nghe người ta chỉ dẫn, quan sát cách họ đi, tập đi từ từ rồi cũng thành.
Thiền định là điều mà ai cũng biết cách thực hiện.
Nó hiện hữu ở bên trong chúng ta hiển nhiên như việc thở, ngủ nghỉ hay đi lại.
Nếu bạn có mong muốn tâm được tịnh, yên vui trong mỗi giây phút của hiện tại, hãy thiền.
Bạn sẽ đi vào thiền định trước khi bạn kịp nghĩ về nó. Mong muốn của bạn là chìa khóa quan trọng.
Đăng ký lớp học miễn phí ngay hôm nay